Thay đổi góc nhìn

August 18, 2007

Hà nội, ngày 18 tháng 8 năm 2007

Hôm nay trao đổi với anh Thanh rất vui và có nhiều ý tưởng mới.

Cuộc sống sẽ thay đổi nếu chúng ta nhìn từ góc độ khác.

Thay đổi góc nhìn

Bạn thử xem các hình sau:

Mt người và L hoa:

Cô gái và Bà già

Can you see both the young girl and the old woman?

 

 

 

 

 

 

Nhân sự

Quan đim thông thường:

Quan điểm thông thường về mối quan hệ giữa Nhân viên và Công ty như sau:

Nhân viên là người đi làm thuê, là người bán sức lao động của mình. Giám đốc (ông chủ) là người trả tiền, người mua sức lao động. Sản phẩm là Sức lao động.

Mô hình:

 

Quan điểm này dẫn đến sự mâu thuẫn, đối kháng:

  • Nhân viên luôn muốn bán được giá cao nhất có thể.
  • Giám đốc luôn muốn tối đa hoá lợi nhuận, kiếm được nhiều lợi nhuận nhất trên sức lao động của nhân viên.

Giữa hai bên luôn có sự mặc cả và sự thoả thuận ngầm. Cả hai bên đều có nhiều chiến thuật riêng của mình.

Nhân viên:

  • Ăn cắp giờ làm việc: trong giờ làm việc khác, vào mạng, .v.v
  • Che dấu thông tin. Làm ít báo cáo nhiều. Làm sai thì biện bạch.
  • Vấn đề nhỏ thì trình bày lớn
  • .v.v

Ông chủ:

  • Che dấu lợi nhuận
  • Đưa ra quy định, yêu cầu làm thêm giờ,
  • Vẽ ra viễn tưởng để mỵ dân.
  • Tạo cạch tranh, kìm chế sự phát triển của nhân viên
  • .v.v.

Trong nền kinh tế tri thức, khi sản phẩm là dịch vụ và tri thức thì cách tiếp cận trên có nhiều vấn đề:

  • Sản phẩm trao đổi không rõ ràng:

Sản phẩm ở đây là sức lao động. Trong thời đại công nghiệp – khi nhân viên hoạt động như cái máy – thì sản phẩm có thể đo tương đối chính xác qua năng suất lao động (sản lượng). Tuy nhiên, trong nền kinh tế tri thức sản phẩm này rất khó đo:

  • Công việc luôn thay đổi: Môi trường thay đổi -> Cách kinh doanh thay đổi -> Công việc thay đổi. Vì vậy, việc thống nhất thước đo là rất khó khăn.
  • Khó đo lường kết quả công việc: Chất lượng dịch vụ là sự hài lòng của khách hàng. Điều này rất cảm tính. -> Rất khó đo lường chất lượng kết quả công việc do nhân viên thực hiện.
  • Nhân viên chính là những người sở hữu công cụ lao động:

Trong nền kinh tế tri thức, tri thức là hàng hoá, là yếu tố đầu vào của business. Công cụ lao động là bộ não. Nhân viên chính là những người sở hữu Công cụ lao động, chứ không phải là người chủ. Vì vậy, nhân viên cần được coi trọng.

Vấn đề trên rất quan trọng. Nếu giải quyết không tốt sẽ dẫn đến:

  • Nhân viên nghỉ viêc, chay máu chất xám: -> Mât tai sản
  • Thiếu nhân lực trầm trọng: Đây là vấn đề đau đầu của các công ty Viêt Nam hiện nay
  • .v.v

Quan điểm mới

Qua tìm hiểu sách vở, trao đổi và suy nghĩ. Quan điểm sau đang hình thành và chứng tỏ rất hữu ích:

Nhân viên là Người mua. Công ty là người bán. Sản phẩm là Cơ hội để phát triển bản thân, để kiếm tiền và sống hạch phúc

Mô hình mới:


Công ty cung cấp cho nhân viên các dịch vụ như:

  • Kiếm tiền: Lương hàng tháng + kết quả kinh doanh.
  • Môi trường phát triển bản thân: được thử thách qua công việc, được học hành, được chia sẻ với đồng nghiệp.
  • Môi trường sống có ý nghĩa và sáng tạo: Nhân viên được làm những việc mà mình cho là có ý nghĩa. Công ty tạo điều kiện qua việc đầu tư, uỷ quyền, .v.v.

Như vậy mỗi nhân viên nhận thấy:

  • Cần phải tự chủ trong công việc: vì làm cho mình chứ không phải ông chủ
  • Cần phải cố gắng nếu không người khác sẽ nắm được cơ hội.
  • Nhân viên quyết định mình kiếm được bao nhiêu tiền, làm ở vị trí nào, .v.v.
  • .v.v

Chức năng của Công ty:

  • Tạo môi trường thuận tiện, thoải mái
  • Đặt ra luật chơi chung

Theo đánh giá chủ quan, hiện nay trên thị trường sản phẩm “cơ hội nghề nghiệp” là hàng hiếm!

So sánh 2 quan điểm:

Nếu chúng ta áp dụng quan điểm mới thì:

  • Công ty giảm thời gian theo dõi và kiểm tra nhân viên
  • Thu hút được người tài
  • .v.v.

 

Mục tiêu của Doanh nghiệp

Quan điểm cũ

Quan điểm phổ biến hiện nay:

Mục tiêu doanh nghiệp là lợi nhuận (profit)!

Có thể nói rằng, 90% mọi người đều hiểu theo cách này.

Trong mô hình này: Cộng đồng và Doanh nghiệp là hai thực thể (object) riêng biệt nhau. Doanh nghiệp là một “loài động vật” mới cũng có mục tiêu, cảm xúc, cá tính, .v.v. Nhiều người ví các công ty đa quốc gia như những con bạch tuộc có voi ở khắp mọi nơi. Mặc dù doanh nghiệp do một hoặc nhiều người lập ra nhưng về bản chất nó khác hẳn con người -> Nhiều khi mục đích và cách hành xử của nó mâu thuẫn với mục đích, mong muốn của con người:

  • Con người hướng tới sự hạnh phúc, sự sáng tạo, sự thanh bình, cân bằng, tình yêu.v.v.
  • Loài động vật “doanh nghiệp” hướng tới lợi nhuận, sự tăng trưởng bằng mọi giá và không biết khóc.

Quan điểm như trên dẫn tới mâu thuẫn giữa Cộng đồng và Doanh nghiệp.

Quan điểm mới

Mục tiêu doanh nghiệp là Giá trị (waelth)!

Giá trị là sự đánh giá của Cộng đồng

Vì vậy, Mục tiêu của doanh nghiệp là phục vụ Cộng đồng!

Thế giới trở nên ảo. Niềm tin, sự đánh giá của cộng đồng là cơ sở của nhiều vấn đề: sự thành công/thất bại của doanh nghiệp; sự chấp nhận sản phẩm, dịch vụ, .v.v. Qua thực tế thị trường chứng khoán ở Việt Nam, chúng ta càng cảm nhận rõ nét điều đó.

Nếu cộng đồng có niềm tin -> Họ sẽ đầu tư. Mỗi người chỉ cần góp 1 usd với dân số 80 triệu chúng ta có 80 triệu usd.

Nếu cộng đồng đánh giá cao công ty -> Giá cổ phiếu sẽ tăng.

Nếu cộng đồng tảy chay -> Giá cổ phiếu xuống

.v.v.

Doanh nghiệp có tài sản (vô hình và hữu hình) lớn -> có thể dễ dàng chuyển sang profit tại một thời điểm nào đó. Khi đó lợi nhuận tăng gấp nhiều nhiều lần.

Vì sao tư tưởng Vì cộng đồng được đề cao?

Theo nhận định bản thân. Tư tưởng này hiện nay được sách, báo, các nhà chính trị đề cập nhiều vì:

  • Sự phát triển của thị trường chứng khoán: xã hội hoá đầu tư.
  • Internet: thông tin được lan truyền nhanh chóng. Mọi người đều có thể xuất bản ý kiến của mình.
  • Thế giới dần chuyển đổi sang Xã hội thông tin, Nền Kinh tế tri thức

Li ích của việc xây dựng Doanh nghiệp vì cộng đồng

Mô hình doanh nghiệp này mang lại lợi ích sau:

  • Giảm chi phí tuyển dụng
  • Phát triển bền vững: cộng đồng còn thì doanh nghiệp còn
  • Phát triển theo mũ:

Kết luận

Trên đây là một số idea. Chúng ta hãy thử nhìn các vấn đề của chúng ta theo cách khác.

  • Bán cơ hội phát triển cá nhân cho Nhân viên
  • Xây dựng doanh nghiệp thân thiện với cộng đồng.

Bạn hãy thử xem thêm một bức tranh này: Ông già và cô gái

Thử sống trong nhà này xem như thế nào?!

Leave a comment